Lý do vì sao việc học vilolin khó đạt được thành tựu như mong muốn

Đức Thương Music School

Số 12, đường 30/4, P. Trung Dũng, Tp Biên Hòa - Đồng Nai

Việc học đàn violin được nhiều người quan tâm, số lượng học viên đầu vào tại các trường đại học, cao đẳng học viện chuyên nghiệp đến các trường nhạc tư nhân không phải thấp nhưng để tốt nghiệp và đạt được kết quả như ý thì không phải ai cũng đạt được.

học đàn violin chưa tiến bộ

Vậy lý do là vì sao việc học đàn violin không đạt hiệu quả như mong muốn?

Hơn 20 năm trong nghề đào tạo và giảng dạy âm nhạc Tây phương như đàn violin, piano, guitar, trống,… Đức Thương Music có nhiều kinh nghiệm trong việc học tập của học sinh.

Hôm nay chúng tôi xin được tổng hợp lại một số ý để quý bạn đọc tham khảo và hiểu thêm.

  • Đàn sử dụng cho người dạy và học chưa đúng chuẩn: nhạc cụ kém chất lượng, không đúng chuẩn lẫn phụ kiện thay thế cũng không khớp nhau nên làm ảnh hưởng đến việc học, nghe của học sinh. Đây là vấn đề hưởng lớn đến kết quả học tập về âm “chuẩn”, nhất là trong giai đoạn đầu, giai đoạn mà người học cần được tiếp xúc để ghi nhớ với những chuẩn mực khắt khe mang tính học thuật.
  • Không sử dụng công cụ hướng dẫn: việc ít sử dụng máy đập nhịp dẫn đến việc thực hiện nhịp, tiết tấu sau này gặp khó khăn nhất là khi trình diễn các tác phẩm lớn, đòi hỏi các kỹ năng hoàn hảo trong dàn nhạc lớn.
  • Phương pháp và cách giảng dạy: ngoại trừ một số trường cấp tiến, thì đa số trung tâm giảng dạy tại Việt Nam chưa thay đổi nhiều, tài liệu dạy học cũ, chưa thấy có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin  hoặc các thiết bị công nghệ thông minh trong việc nghe, xem và giới thiệu hình ảnh trực quan về cách cầm đàn, tư thế chơi đàn, tư thế bấm, tư thế đứng,… chuẩn mực cho người mới học.
  • Các bài học chưa được hệ thống: Hệ thống bài tập và Gam đôi khi không được quan tâm triệt để theo thứ tự khoa học và tương xứng với vị trí, vai trò trong việc hình thành một nền tảng kỹ thuật cần thiết của một nghệ sỹ thực hành chuyên nghiệp. Trật tự dễ, khó trong các hệ thống bài tập, các tác phẩm lớn, nhỏ,… đôi khi không được cân nhắc kỹ lưỡng để sao cho phù hợp với trình độ khiến người học phải cố gắng quá sức. Điều này dẫn đến việc phá vỡ các nguyên tắc, yêu cầu cơ bản về thế tay, ngón bấm và các kỹ thuật khác bao gồm cả hai tay (tay trái, tay phải) thậm chí là tư thế chơi đàn,…
  • Giảng viên chưa được đào tạo bài bản về chuyên môn lẫn sư phạm: Một giáo viên giỏi không phải đơn thuần chỉ truyền tải kiến thức đúng và đủ với học sinh, mà còn là người có phương pháp giảng  dạy dễ hiểu. Một số giáo viên khi dạy thị phạm đôi khi không đạt chuẩn từ kỹ thuật đến âm chuẩn, tiết tấu,… dẫn đến việc cảm nhận, ghi nhớ để làm theo của người học chưa đúng, chưa chuẩn ngay từ đầu. Một số giáo viên khác thì do ít cập nhật kiến thức mới, nên việc giảng dạy học sinh khó tiến bộ, các bài học kỹ thuật tay trái, tay phải hay phong cách âm nhạc, kỹ thuật và tâm lý biểu diễn sân khấu,…chưa được truyền tải đến học viên đúng đắn

 

Bên cạnh những yếu tố khách quan thì cũng có những yếu tố chủ quan liên quan đến bản thân người học như:

  • Người học chưa thực sự quan tâm đúng mức đến cách phát âm: để có được một “âm chuẩn”, “nhịp chuẩn” trong quá trình phát âm một nốt tròn hoặc nốt trắng. Học viên chưa thực sự quan tâm đến thực hành biểu diễn.
  • Người học ít tinh thần cầu thị: Người học ít được xem và nghe các nghệ sỹ thành danh trong nước và quốc tế biểu diễn trực tiếp, thậm chí xem và nghe qua các thiết bị nghe nhìn cũng hạn chế vì nhiều lý do khác nhau như tư liệu thiếu, không đạt chuẩn; không được hướng dẫn cách tìm tư liệu,…
  • Chưa có kiến thức sâu về tiết tấu: Học sinh cũng chưa biết phân chia nhỏ tiết tấu để thực hiện chính xác một câu nhạc, đoạn nhạc hay một tác phẩm, cũng như không có kiến thức sâu về tính chất âm  nhạc của tiết tấu. …

Một số những lỗi khi học sinh học violin mà không được chú trọng bài bản ngay từ đầu:

  • Xác định được nốt “la” trong các bài hát khi chơi một cách thuần thục
  • Chưa biết lên dây đàn, chưa tự “vỡ bài” được, tư thế chơi đàn bị gò bó, chưa thoải mái nên không ổn định khi học tập và biểu diễn.
  • Chưa có trí nhớ xác định được tốc độ, nhịp,… như Moderato; Allegro; Adagio,…
  • Kỹ thuật kéo và bấm chưa chuẩn dẫn đến âm thanh nghe không đúng.
  • Sự phối hợp giữa hai tay chưa tốt dẫn đến việc không đạt được những tiêu chí về thẩm mỹ và yêu cầu của tác phẩm.
  • Tâm lý khi trình diễn âm nhạc không ổn định.

Tại Đức Thương Music, chúng tôi dành nhiều thời gian để dạy cho học viên những kiến thức căn bản sau đó mới đến thực hành, thị phạm và các kỹ năng khác.

Việc học bài bản quy mô ngay từ đầu có thể không nhìn thấy kết quả ngay, nhưng sẽ tạo cho học sinh một nền tảng kiến thức vững chắc để học viên học tiến bộ nhanh hơn về sau, có khả năng ứng tấu, sáng  tạo riêng cho mình.

Bài viết khác:

Thời Khóa Biểu

Đội Ngũ Giảng Viên

Sự kiện qua ảnh

Liên kết website

Scroll