Hướng dẫn biên soạn bài đệm piano cho ca khúc

Đức Thương Music School 

Số 12, đường 30/4 , P. Trung Dũng, Tp Biên Hòa - Đồng Nai

Hướng dẫn biên soạn bài đệm piano cho ca khúc

Phương pháp biên soạn bài đệm Piano cho ca khúc. Trước khi tiến hành biên soạn bài đệm piano cho ca khúc, cần phải tìm hiểu tác phẩm, tác giả,… để hiểu tâm tư tình cảm thì mới có thể toát lên được cái hồn của tác phẩm.

soạn nhạc piano

I) Các bước chuẩn bị soạn đệm:

1-Tìm hiểu tác giả, tác phẩm.

2-Xác định giọng, hòa thanh sẽ sử dụng.

3- Chọn tiết điệu phù hợp với thể loại, phong cách của bài. 4- Viết phần soạn đệm ra giấy.

II) Các bước tiến hành soạn nhạc đệm đàn piano:

  1. Phương pháp soạn các đoạn nhạc ngoài giai điệu (mở đầu, giang tấu, kết)

Đoạn nhạc ngoài giai điệu là các phần âm nhạc ngoài giai điệu chính của tác phẩm do người soạn đệm tạo ra nhằm bổ sung, tô điểm tạo sự đầy đủ, trọn vẹn cho cấu trúc tác phẩm âm nhạc đó. Các đoạn nhạc gồm có: dạo đầu, giang tấu giữa và kết.

  • Dạo đầu (Introduction)

Là đoạn nhạc mở đầu tác phẩm, có thể được hiểu như là lời giới thiệu cho tác phẩm. Nó là một sự dẫn dắt, mở ra không gian âm nhạc của bài hát, cho ca sĩ, gợi mở cảm xúc và sự liên tưởng về tác phẩm âm nhạc đó cho ngưởi nghe.

Có nhiều cách soạn nhạc dạo đầu:

–           Dạo bằng một câu, đoạn nhạc chính của bài.

–           Dạo bằng một câu nhạc kết hợp với phát triển, mở rộng.

–           Dạo bằng các hợp âm rải tự do.

–           Mô phỏng âm hình tiết tấu chủ đạo của bài kết hợp với phát triển nó.

–           Sáng tạo một câu nhạc mới nhưng vẫn dựa trên một số yếu tố của tác phẩm như cấ trúc hòa âm, tính chất âm nhạc …

  • Giang tấu (Interlude)

Giang tấu hay còn được gọi là dạo giữa (Interlude), là phần âm nhạc giữa hai lần hát có công dụng như một đoạn độc tấu của người đệm, tạo ra một sự biến đổi về cấu trúc giúp cho bài nhạc đặt sắc hơn, giúp người hát nghỉ ngơi, dành cho phần múa hoặc để nhạc công phô diễn kỹ thuật chơi đàn.

Giang tấu: Nhắc lại nguyên dạng dạo đầu. Giang tấu: Có thay đổi và tái hiện dạo đầu:

  • Đoạn kết (Ending)

Kết nhắc lại một câu nhạc nào đó của bài.

Kết bằng nét nhạc ngắn, thường là rải dãn, chậm dần. Kết ngắt gọn.

Nhắc lại dạo đầu (nhắc lại có thể là hoàn toàn hoặc có thay đổi). Kết tăng hoặc giảm tempo kết hợp với một câu nhạc ngắn.

Kết nhỏ dần kết hợp một nét nhạc hoặc hợp âm chủ.

Kết bằng một đoạn nhạc hoàn chỉnh theo kiểu tái hiện nguyên dạng, tái hiện không nguyên dạng hoặc đoạn nhạc mới hoàn toàn.

  1. Phương pháp giải quyết các khoảng trống của giai điệu (tạo cầu nối):

Trong một bài hát, bao giờ cũng có những khoảng trống do giai điệu tạo ra. Những vị trí đó thường là cuối vế, câu, đoạn nhạc và kết bài. Nhiệm vụ của người đệm đàn là phải lấp đầy những khoảng trống đó. Có một số thủ pháp kỹ thuật giải quyết những khoảng trống đó như sau:

  • Thủ pháp nhắc lại

Là thủ pháp sáng tác âm nhạc mà người viết sử dụng lại phần âm nhạc nào đó phía trước trong tác phẩm. Nhắc lại có hai loại:

–           Nhắc lại hoàn toàn phần âm nhạc nào đó phía trước nó.

–           Nhắc lại không hoàn toàn (có thay đổi một phần, thường là phần cuối).

  • Thủ pháp tương phản

Là thủ pháp làm cho phần âm nhạc phía sau có những đặc điểm tương phản với phần âm nhạc trước. Ở đây, sự tương phản giữa phần đệm với giai điệu chủ yếu là về tiết tấu và âm vực

  • Thủ pháp phát triển

Là thủ pháp mà người viết dựa vào đặc điểm của phần âm nhạc phía trước để sáng tạo ra phần phía sau. Thủ pháp phát triển thường dựa vào các yếu tố như điệu thức, hòa âm, tiết tấu, cao độ, âm vực, âm lượng…

  • Tạo một nét nhạc mới

Là thủ pháp sang tạo hoàn toàn mới về giai điệu, hòa âm. Tuy nhiên xây dựng cái mới vẫn phải dựa trên nhân tố nào đó của tác phẩm. Ở cách này đặc biệt lưu ý đến hòa âm điệu tính.

  • Các thủ pháp khác

Ngoài những thủ pháp cơ bản trên, khi đệm người ta còn dùng các nét chạy bằng gam, rải, hợp âm, thang âm  quãng 8, thang âm Chromatic; các loại bè, chùm nốt hoa mỹ,…

3.        Phương pháp tạo phần đệm cho giai điệu đệm đàn:

Là cách tạo ra phần nhạc đệm trong quá trình chuyển động của giai điệu chính, là khi ca sĩ đang hát, người đệm cần phải tạo ra phần âm nhạc hỗ trợ cho giai điệu. Phần nhạc đệm phải có tiết điệu, hòa âm phù hợp với nội dung, tính chất âm nhạc, thể loại của bài hát.

bản nhạc piano

Bài viết khác:

Thời Khóa Biểu

Đội Ngũ Giảng Viên

Sự kiện qua ảnh

Liên kết website

Scroll