4 lỗi thường gặp của người mới học thanh nhạc

4 lỗi thường gặp của người mới học thanh nhạc

Người học thanh nhạc có năng khiếu các em có giọng hát thiên bẩm tốt sẽ rất nhanh làm quen với phương pháp học chuyên sâu về thanh nhạc, nhưng có những em vì năng khiếu thanh nhạc còn hạn chế sẽ tiếp cận bộ môn chậm hơn so với các bạn còn lại.

Người học nhạc có giọng bẩm sinh không tốt, chủ yếu là những đối tượng có giọng hát mờ yếu, thì khả năng tiếp thu những kiến thức về thanh nhạc còn hạn chế. Tuy nhiên nếu các em có năng khiếu về những môn Nhạc cụ hay Kí xướng âm, Nhạc lí vì vậy trong thời gian đầu học tập môn thanh nhạc chuyên ngành, phần lớn các em đã phần nào bộc lộ khả năng thanh nhạc nhất định của mình.

những lỗi thường gặp khi học thanh nhạc

Dù là có năng khiếu sẵn hay đang trong quá trình rèn luyện thì khi mới bắt đầu học các em thường mắc một số lỗi cơ bản sau.

Chúng tôi liệt kê một số lỗi để các em lưu ý để việc học nhanh tiến bộ hơn:

không khống chế được hơi khi lấy hơi - nén hơi và đẩy hơi khi hát

Lấy hơi – Nén hơi – Đẩy hơi: Các em thường hít hơi theo bản năng thông thường (theo cơ chế hít thở sinh học của con người) đó là hít hơi và lấy hơi vào phần ngực chứ không lấy hơi vào bụng. Một số em lấy hơi xuống được phần bụng nhưng lại không biết cách khống chế hơi ở vùng thắt lưng. Khi đẩy hơi đa số các em tưởng rằng đẩy hơi thở lên thì sẽ xẹp bụng lại mà thực ra là cần giữ và khống chế bụng và thắt lưng nguyên ở trạng thái căng, rắn, chắc.

mo_khau_hinh_sai-620x620.jpg

Mở khẩu hình sai: Đa số các em đều chưa biết cách mở khẩu hình ở tư thế thả lỏng, giống như ngáp, nhấc hàm ếch mềm trên đồng thời buông hàm dưới tạo thành một khoảng rỗng trong khoang miệng. Phần lớn các em đều trong trạng thái mở khẩu hình chưa hết sẽ dẫn đến tật bị cứng hàm khi hát, âm thanh sẽ không đẹp, không mềm mại và không đáp ứng được yêu cầu “vang, sáng, tròn” của âm thanh khi hát.

dat_vi_tri_am_thanh_sai-620x620.jpg

Vị trí âm thanh: Việc xác định và hiểu cũng như phân biệt được vị trí âm thanh đúng hay sai quả thật là rất khó so với những em mới học thanh nhạc. Bởi vị trí âm thanh tốt đòi hỏi người hát phải biết kết hợp linh hoạt các thao tác nhấc hàm ếch mềm trên, buông lỏng hàm dưới, lưỡi gà nhấc cao, lưỡi thả lỏng không co đồng thời hơi thở phải được đẩy lên từ phần bụng sau đó mới phát ra thanh âm. Phần lớn các em thường khó có thể nắm bắt cũng như kết hợp được hết các thao tác cùng một lúc trong những buổi học đầu. Có em giữ được hơi thở thì lại chưa đưa âm thanh vào vị trí cao, có em đưa âm thanh vào vị trí tốt thì lại không giữ và đẩy được hơi thở… dẫn đến âm thanh bị gằn và tì vào cổ làm cho tiếng hát bị chói, không hay, thậm chí người hát có thể còn bị đau họng và cảm thấy mệt mỏi khi hát xong bài hát.

khong_xac_dinh_duoc_cao_do_khi_hat-620x620.jpg

  • Hát không chính xác cao độ: Đây là một lỗi điển hình mà hầu hết các Người học nhạc không được đào tạo chuyên sâu về thanh nhạc đều mắc phải. Do ít được tiếp xúc với âm nhạc nên nhiều Người học nhạc không điều chỉnh giọng theo đúng cao độ của nốt nhạc: đặc biệt là các nốt cao, nốt nửa cung… Ngoài ra, khả năng vận dụng các kĩ thuật staccato, legato, non-legato… còn yếu. Khi hát, do người học nhạc phải vừa hát vừa dò nhẩm lời nên dễ bị chi phối, không tập trung trong việc thể hiện các kĩ thuật hát. Khi giảng viên hướng dẫn các kĩ thuật thì học viên nhạc làm được, nhưng khi phải vận dụng cả 2 thao tác: thuộc bài và vận dụng kĩ thuật thì các em lại không làm được. Thông thường, giảng viên dạy các kĩ thuật hát cho người học nhạc thông qua phương pháp luyện thanh thì các em dễ nắm bắt. Nhưng đối với bài hát lại khác, cấu trúc của một ca khúc ở hình thức một đoạn đơn, hai đoạn đơn, ba đoạn đơn… và thậm chí là những tác phẩm khó của nước ngoài nên việc thuộc ca khúc được coi gần như là điều kiện tiên quyết quyết định kết quả của buổi học.

Bạn là người yêu thích ca hát? Bạn thường xuyên theo dõi các ca sĩ nổi tiếng xem cách họ biểu diễn và hát như thế nào? Bạn luôn mong muốn có được một giọng hát như họ? Vậy giải pháp nào giúp bạn thực hiện được mong muốn và tự tin thể hiện sở thích của bản thân?

Địa chỉ: số 12, Đường 30/4, Phường Trung Dũng, Biên Hòa, Đồng Nai

Hotline: 02513 940 640 - 0916 769 369

Bài viết khác:

Thời Khóa Biểu

Đội Ngũ Giảng Viên

Sự kiện qua ảnh

Liên kết website

Scroll