Bí quyết giúp bé học thanh nhạc hiệu quả hơn

Bí quyết giúp bé học thanh nhạc hiệu quả hơn

Rất nhiều các bé hiện nay có mơ ước trở thành một ca sĩ chuyên nghiệp, được nhiều người hâm mộ, theo dõi. Nhận thấy được khả năng và niềm đam mê của con, không ít phụ huynh đã đăng ký cho các bé tham gia các khóa học đào tạo thanh nhạc, giúp bé định hướng rõ ràng hơn với mơ ước và tạo được một nền tảng vững chắc ban đầu cho các bé. Song để việc học thanh nhạc của trẻ đạt hiệu quả tốt nhất, các bậc phụ huynh nên tham khảo các bí quyết hay được chia sẻ sau đây.

Hơi thở

Đây chính là yếu tố đầu tiên mà các bậc phụ huynh cần phải lưu ý khi cho bé học thanh nhac, hơi thở được xem là một yếu tố quan trọng giúp bé hát được tốt và đều hơn. Với trẻ em, các bé không nên giữ chặt về hơi thở mỗi khi hát, hơi thở của các bé nên lưu thông dễ dàng và thoải mái. Bởi hơi thở chính là thứ tạo nên sự luân chuyển âm thanh hiệu quả hơn.

Thay vì thở bằng xương đòn hoặc bằng bụng, các bé nên tập thở bằng cơ hoành – lấy hơi ở phần dưới của phổi.

tre-hoc-thanh-nhac-hieu-qua.jpg

Luyện thở

Yếu tố tiếp theo mà các bậc phụ huynh cần phải lưu ý đó chính là việc luyện thở của bé, cách bé thở như thế nào để có được hiệu quả trong luyện thanh? Khi thở bé nên được thả lỏng đôi vai, để đôi vai thấp, không nên rướn cao quá khi lấy hơi vào. Một người có kỹ năng hát tốt sẽ giữ được sức mạnh trong giọng của mình bằng cách thở ngay trong chính cơ lưng.

Giữ giọng hát tự nhiên

Đây là một điều khá quan trọng, bé nên tạo được một giọng hát tự nhiên nhất cho mình, không phụ thuộc vào bất kì một dòng nhạc nào. Bé sẽ học thanh nhạc tốt hơn nếu bắt đầu bằng giọng hát tự nhiên kết hợp với thói quen điều chỉnh cách phát âm mạnh của mình.

Luyện thanh

Bé rất cần những người hỗ trợ và hướng dẫn trong quá trình luyện thanh, bạn nên nghe những đoạn nhạc trước khi cho bé hát, khi nghe bạn nên chú ý những nốt cao để khi cho bé luyện bạn có thể đưa ra những yêu cầu cụ thể. Một số bậc phụ huynh cố gắng giúp bé giữ hơi cao khi hát nhưng điều này lại không hề mang lại hiệu quả.

Hít thở

Các bậc phụ huynh cũng không nên bỏ qua việc điều chỉnh và nâng cao khả năng hít thở của bé bằng các bài tập hít thở mỗi ngày. Với tính cách và độ tuổi của các bé, bạn nên sử dụng những bài tập hít thở đa dạng, không nên sử dụng một khuôn mẫu nhất định, điều này sẽ không đem lại một kết quả khả quan khi cho bé học thanh nhạc.

Dừng học khi bé bị đau hoặc quá mệt mỏi

Đừng bao giờ ép bé học thanh nhạc quá sức hoặc khi bé bị đau họng vẫn cố bắt bé tập luyện, việc cố ép bé học sẽ không mang lại bất kì hiệu quả gì mà còn khiến bé có cảm giác khó chịu, mệt mỏi hơn. Chính vì vậy, khi bé có biểu hiện đau hoặc quá mệt mỏi, bạn nên dừng việc học thanh nhạc của bé lại để bé nghỉ ngơi và chỉ tập tiếp khi tình trạng đau, mệt mỏi được cải thiện.

Đây là những lưu ý nếu bạn là người tự hướng dẫn con học thanh nhạc. Nếu bạn không có kiến thức âm nhạc và khả năng, tốt nhất bạn nên đăng ký cho bé học thanh nhạc tại các trung tâm đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp. Với kinh nghiệm trong đào tạo thanh nhạc, các trung tâm sẽ có các phương pháp giảng dạy phù hợp, biết cách giúp bé trong quá trình luyện thanh và tập luyện những kỹ thuật thanh nhạc.

Mặc dù, học thanh nhạc hoàn toàn không phải là một việc đơn giản, ngay cả với những người lớn, chưa kể đó là trẻ em khi độ tuổi còn nhỏ. Song ở độ tuổi của bé, có rất nhiều lợi thế để có thể học luyện thanh hiệu quả như khả năng tiếp thu, sự hỗ trợ của các cơ quan trong cơ thể.

Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cũng không nên quá ngần ngại khi cho bé tham gia các lớp học thanh nhạc nếu thật sự bé có năng khiếu.

St Viet Thuong

Thời Khóa Biểu

Đội Ngũ Giảng Viên

Sự kiện qua ảnh

Liên kết website

Scroll