Những điều cần lưu ý khi học thanh nhạc

Những điều cần lưu ý khi học thanh nhạc

hanh nhạc hay là cách hiểu gần gũi dân dã nhất là học hát, đây là thể loại gần như ai cũng muốn theo đuổi, và đương nhiên bộ môn này bạn có thể bắt gặp ở bất cứ đâu như sân chơi, các buổi tụ họp, các buổi giao lưu, đám tiệc. 

Nhưng để hát hay, hát đúng thì không ai ai cũng làm được, điều kiện tiên quyết là khả năng thiên phú, sau đó là sự rèn luyện có bài bản trong các trường chuyên môn. Trong bài viết này sẽ đưa ra cho các bạn đang học và có ý định học thanh nhạc những bí quyết giúp bạn thành công hơn trong việc học. 

Luyện thanh mỗi ngày

Âm thanh được phát ra là nhờ sự rung động của hai dây thanh đới, dây thanh đới được hiểu nôm na như là phần cơ bắp của bộ máy âm thanh giống như cơ bắp ở các phần khác như tay, chân, bụng. Nếu bạn muốn cơ săn chắc, gọn đẹp, bạn phải tập Gym, và đương nhiên muốn có một chất giọng đẹp bạn cũng cần siêng năng luyện thanh mỗi ngày. 

Sự luyện tập kiên nhẫn hàng ngày sẽ tạo cho dây thanh có được trí nhớ cơ (Muscle Memory) theo tốc độ tăng dần, theo thời gian, âm thanh của bạn sẽ dần thay đổi và đạt được kết quả như mong muốn.

luu-y-khi-hoc-thanh-nhac.jpg

Hơi thở cũng cần luyện tập

Học thanh nhạc là một nghĩa bao hàm rất rộng các vấn đề như cách lấy hơi, luyện thanh, luyện giọng, rung giọng, luyến láy, nhả âm… Trong những phân môn phải học trên thì cách lấy hơi thở là nền móng của việc ca hát, hơi dài, chắc khỏe là điều kiện tốt nhất cho giọng hát. 

Hơi được tích trữ trong 2 lá phổi, với hoạt động nói thông thường chúng ta chỉ sử dụng rất ít, nhưng khi ca hát lượng hơi này đòi hỏi gấp nhiều lần, và cách tập luyện hơi thở chính là cách các bạn điều khiển hơi làm sao lấy tốt nhất mà không bị hụt hơi khi hát, làm sao để tận dụng tốt nhất thể tích của hai lá phổi vào câu hát. 

Luyện tập thể dục cũng hỗ trợ rất lớn trong việc học thanh nhạc

Theo thông tin từ European Lung Foundation, trong quá trình tập thể dục, tim và phổi được hoạt động mạnh mẽ. Thông qua các hoạt động của cơ thể, lượng không khí lưu thông trong phổi tăng lên, cải thiện dung tích phổi, giãn nở lồng ngực và tăng cường chức năng hô hấp của cơ thể. 

Ngoài ra, tác dụng tích cực của các hoạt động thể dục đến sức khỏe của cơ thể con người thì chúng ta không cần phải bàn cãi, và thể lực là cội nguồn của mọi hoạt động, ca hát cũng không ngoại lệ. 

Uống nhiều nước

Việc cung cấp đủ nước trong quá trình học thanh nhạc là việc làm cần thiết, nước giúp hai dây thanh đới không bị khô rát khi phải hoạt động liên tục. Trong khi đó, nước cũng là một tác nhân giúp bạn vệ sinh một phần vi khuẩn trong quá trình hoạt động hàng ngày. 

 
thanh-nhac-cho-be.jpg

Sử dụng nước muối thường xuyên

Sử dụng dung dịch nước muối loãng để xúc họng sẽ sát trùng giúp bạn hai dây thanh đới, ngăn chặn tối đa khả năng viêm họng, mất giọng trong quá trình học. Tuy nhiên chỉ là nước muối loãng, nếu nước muối quá mặn sẽ gây ra hiện tượng tổn thương niêm mạc vùng thanh đới, bạn sẽ bị viêm họng nhanh hơn và nặng hơn. Tốt nhất nên sử dụng nước muối sinh lý 0,9% của các hãng dược phẩm cho an toàn. 

Sau khi xúc miệng nước muối bạn cần xúc lại bằng nước lọc để loại bỏ hết mảng dư và cặn nước muối còn bám trong vòm họng, mang lại sự an toàn tuyệt đối cho dây thanh đới. 

Với những lưu ý trên chắc hẳn bạn sẽ có thêm nhiều tip trong list những điều cần chú ý khi học thanh nhạc, việc cần làm còn lại với những bạn đang có ý định học thanh nhạc là tìm địa chỉ học thanh nhạc uy tín, chất lượng để đăng ký và bắt đầu học. 

Chúc các bạn học thanh nhạc thành công. 

Thời Khóa Biểu

Đội Ngũ Giảng Viên

Sự kiện qua ảnh

Liên kết website

Scroll