6 lý do ba mẹ nên cho trẻ học nhạc từ sớm

Âm nhạc tác động một cách tích cực đến trí thông minh, nhất là ở trẻ em. Bộ não của trẻ em có khuynh hướng phát triển từ những kinh nghiệm trong cuộc sống hàng ngày và sự tiếp thu của não bộ.

 

Trong hơn 20 năm tham gia lĩnh vực giáo dục và đào tạo âm nhạc cho trẻ, Việt Thương Music School nhận thấy những giai điệu âm thanh, lời ca tiếng hát tác động rất tích cực đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.

Hôm nay, chúng tôi xin dẫn chứng những báo cáo khoa học trên thế giới về những lợi ích mà âm nhạc mang đến cho trẻ.

Dựa vào những thành tựu của nghiên cứu khoa học về tác động của âm nhạc lên não bộ con người, giáo sư âm nhạc Arthur Harvey – đại Học Hawaii cho biết não bộ có 4 cách để tiếp nhận và đáp ứng với nhạc điệu:

  • Thứ nhất, não bộ trái tiếp nhận, phân tích, thưởng thức nhạc điệu.
  • Thứ hai, não bộ phải đáp ứng với nhạc điệu bằng các xúc cảm khác nhau.
  • Thứ ba, cơ thể đáp ứng âm nhạc bằng sự thay đổi các chức năng sinh học như nhịp tim, hơi thở, huyết áp, sức căng bắp thịt, cảm giác đau, sản xuất kích thích tố.
  • Thứ tư, trong đáp ứng với cơ thể, âm nhạc được dùng để thiền suy, thư giãn, học hỏi

nhung_ly_do_nen_cho_tre_hoc_nhac_tu_som

Cũng chính nhờ những thành tựu này, các nhà khoa học đã rút ra một số lợi ích của âm nhạc trong việc phát triển tư duy cho con người. Do đó người ta khuyên cho trẻ nghe nhạc từ trong bụng mẹ và học nhạc từ sớm để phát triển trí tuệ của chúng.

Những lý do vì sao ba mẹ nên cho trẻ học nhạc từ sớm:

Thứ nhất, Âm nhạc cải thiện khả năng ngôn ngữ và trí nhớ.

Nghiên cứu của các nhà tâm lý học tại đại học Trung Quốc ở Hong Kong, dẫn đầu bởi tiến sĩ Agnes Chan, được tiến hành trên 90 nam HS, tuổi từ 6 đến 15 và trên 60 sinh viên nữ tại đại học Hong Kong. Nhóm nghiên cứu phát hiện thấy, những bé từng học qua âm nhạc nhớ được nhiều từ hơn hẳn so với số em còn lại. Thêm nữa, họ cũng tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa thời gian học nhạc và khả năng nhớ từ của học sinh: Thời gian càng dài, số từ nhớ được càng nhiều. TS. Chan tin rằng việc học nhạc đã kích thích thùy thái dương trái, là nơi xử lý các thông tin thính giác: quá trình này thúc đẩy sự phát triển của một phần thùy thái dương trái gọi là planum temporale, nơi chịu trách nhiệm về trí nhớ từ.

Kết quả của một nghiên cứu theo phương pháp chụp cộng hưởng từ (MRI) sau đó. Nó cho thấy vùng planum temporale trên não của các nhạc sỹ lớn hơn trên não người thường. Cũng theo TS. Chan, không phải loại nhạc cụ, hay loại nhạc được học, mà chính quá trình rèn luyện đã giúp nâng cao khả năng ghi nhớ từ ngữ. Như vậy, phát hiện này có thể làm nền tảng cho một cách tiếp cận mới, nhằm giúp những người mất trí nhớ sau khi bị tổn thương não có thể phục hồi tư duy của mình.

nhung_ly_do_nen_cho_tre_hoc_nhac_tu_som_2

Âm nhạc làm sống lại ký ức.

Đó là khẳng định của các nhà khoa học khi xác nhận rằng âm nhạc có khả năng kích động trí nhớ. Khi chúng ta chỉ cần nghĩ tới một bài hát là bao nhiêu kỷ niệm hiện ra trong tâm trí, chứ không cần phải được nghe lại chính bài hát đó. Các nhà khoa học cũng khẳng định rằng âm nhạc có khả năng khích lệ ký ức. Khi một bản nhạc quen thuộc được bật lên, ngay lập tức nó đưa người nghe trở về thời điểm họ đã nghe bản nhạc đó, và ký ức lập tức tràn về.

Thứ hai, âm nhạc kích thích trí thông minh.

Các nghiên cứu đã chỉ rõ, nhạc giao hưởng – thính phòng có tác dụng tốt, kích thích sự phát triển trí não cho con người, đặc biệt là các bản nhạc của nhạc sỹ thần đồng âm nhạc người Áo – Mozart. Sau một cuộc kiểm tra IQ được tiến hành tại Mỹ, các nhà khoa học nước này đã tuyên bố rằng: Nhóm HS được thư giãn bằng bản sonata K488 của Mozart có kết quả trắc nghiệm IQ trung bình cao hơn nhóm khác từ 9 đến 10 điểm. Tốc độ hoạt động não và nhiều hoạt động khác khi được nghe nhạc Mozart trở nên nhanh nhạy hơn, năng động hơn bình thường.

Âm nhạc tác động một cách tích cực đến trí thông minh, nhất là ở trẻ em. Bộ não của trẻ em có khuynh hướng phát triển từ những kinh nghiệm trong cuộc sống hàng ngày và sự tiếp thu của não bộ. Vì thế, những tác động về thính giác bằng cách nghe nhạc có khả năng tăng cường trí thông minh, khả năng tập trung vào việc học tập của trẻ.

Thứ ba, âm nhạc tăng cường chức năng thị giác.

Kết quả một cuộc thử nghiệm khác của các nhà khoa học cũng về tác động của bản sonata K448 của Mozart đối với 60 bệnh nhân tại trường đại học Y dược Sau Paolo thì lại mở ra những khả năng về việc vùng não kiểm soát chức năng thị giác của con người được tăng cường tốc độ phân tích, và xử lý hình ảnh với độ chính xác cao. Những người tham gia cuộc thử nghiệm đã được thưởng thức những bản sonata soạn cho 2 piano của Mozart tại một phòng kín trong 10 phút. Sau đó, họ bắt đầu các cuộc kiểm tra sự phối hợp chức năng của thị lực và não bộ. Quá trình xử lý thông tin diễn ra rất nhanh và chính xác ở vùng não chức năng.

be_hoc_nhac

Thứ tư, âm nhạc giúp con người có thể bộc lộ cảm xúc, khống chế và giảm căng thẳng “stress”, giúp ổn định nhịp tim và phục hồi thần kinh.

Nghe nhạc có thể khiến cho nhịp tim con người trở nên ổn định hơn. Các bác sỹ thuộc Bệnh viện Oberwalliser – Thụy Điển sau khi nghiên cứu khoảng 23 trường hợp thanh niên tình nguyện đã cho biết: việc nghe nhạc rất có lợi với những người bị bệnh tim. Nghe nhạc của Mozart và Bach sẽ giúp ổn định nhịp tim cho con người. Trẻ sơ sinh được nghe nhạc Mozart cũng giúp giảm được đáng kể nguy cơ mắc các vấn đề về thần kinh sau khi sinh. Trong quá trình nghe nhạc, một thiết bị ghi hình (camera) đã ghi lại toàn bộ những hoạt động và biểu hiện của trẻ sơ sinh và đã công nhận âm nhạc Mozart có những ảnh hưởng tuyệt vời đến trạng thái tinh thần của trẻ.

Thứ 5, Âm nhạc tốt cho tâm trạng, giúp trẻ lạc quan yêu đời

Âm nhạc có thể gây ảnh hưởng mạnh tới tâm trạng của chúng ta, giúp bồi dưỡng những trạng thái tích cực như sự hăng hái, phấn khởi và lạc quan yêu đời. Đồng thời âm nhạc cũng giúp con người giảm những trạng thái tiêu cực như lo âu, buồn rầu, chán nản, căng thẳng, tức giận.

Thứ 6, Âm nhạc tốt cho sức khỏe

Năm 2007, một cuộc nghiên cứu ở Ðức chỉ ra rằng trị liệu bằng âm nhạc giúp cải thiện những chức năng vận động cho các bệnh nhân đang hồi phục từ những cơn đột quỵ. Những cuộc nghiên cứu khác nhận thấy rằng trị liệu bằng âm nhạc có thể tăng cường hệ thống miễn nhiễm, cải thiện sự tập trung tâm trí, giúp chế ngự những cơn đau nhức, tạo cảm giác khỏe mạnh, và giảm bớt sự lo lắng cho những bệnh nhân đang chờ đợi để giải phẫu.

cho_tre_hoc_nhac_tu_som

Các nhà khoa học mỹ còn chứng minh nghe một bản nhạc trong bữa ăn sẽ giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra tốt hơn, giải thích cho hiện tượng này các nhà khoa học cho biết khi nghe nhạc nồng độ cortisol (hóc môn gây căng thẳng) và stress trong máu được giảm xuống nhờ đó cơ thể được thư giãn thoải mái và có thể hấp thụ được nhiều dinh dưỡng. cảm thấy ăn ngon miệng hơn. Và nếu bạn mất ngủ một bản nhạc trữ tình, du dương sẽ đưa chúng ta vào những giấc mơ tuyệt đẹp..”

Như vậy, có thể nói rằng âm nhạc có tác động vô cùng to lớn đến các quá trình tâm sinh lý của con người. Sự tác động này cũng không tách bạch một cách riêng rẽ mà nó là sự tác động qua lại bổ trợ cho nhau… giúp quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ phát triển một cách lành mạnh.

 

 
Người viết : luatruong

Bài viết khác:

Thời Khóa Biểu

Đội Ngũ Giảng Viên

Sự kiện qua ảnh

Liên kết website

Scroll